16 tháng 3, 2012

Hoãn..."chuyện ấy" vì con

Tại sao bạn có thể phải nói KHÔNG với sex trong quá trình mang thai?

Trong hầu hết các trường hợp thì bạn CÓ thể sex trong quá trình mang thai. Nếu bạn không có biến chứng gì và quan hệ tình dục không là nguy cơ cho bạn hoặc em bé của bạn. Em bé được bảo bọc bởi một lớp đệm là nước ối trong lòng tử cung và một lớp cơ. Ngoài ra, chất nhầy ở cổ tử cung sẽ giúp bảo vệ bé chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên lớp này không phải là bất khả xâm phạm, vì vậy nếu bạn hoặc chồng bạn có quan hệ tình dục với người khác thì bạn cần phải sử dụng bao cao su để tự bảo vệ mình và bảo vệ em bé của bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, bạn có thể thay đổi tư thế hoặc phải tránh quan hệ tình dục trong một khoảng thời gian nhất định hoặc trong suốt thai kì. Đó là khi bạn có những hiện tượng sau:
-          Rau bám mặt trước (hay còn gọi là rau tiền đạo)
-          Đã có tiền sử sinh non, hoặc dọa sinh non trong thai kì này
-          Âm đạo chảy máu và tiết dịch bất thường mà chưa tìm ra nguyên nhân.
-          Bụng đau quặn.
-          Suy cổ tử cung
-          Cổ tử cung giãn nở bất thường.
-          Có hiện tượng rò ối
-          Có hiện tượng herpes sinh dục ở bạn hoặc ở chồng (hay bạn tình). Ngay cả khi họ đã có tiền sử bị herpes và không có các vết loét hay triệu chứng.
-          Không giao hợp bằng miệng nếu có hiện tượng herpes (mụn rộp)
-          Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (trừ khi bạn và đối tác đã được điều trị dứt điểm và không còn ảnh hưởng gì)
Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ sẽ có những lời khuyên cụ thể. Ví dụ nếu bạn đã từng bị sinh non trước đó thì bạn có thể được khuyên ngừng sinh hoạt tình dục ở tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt thứ 3 (một chu kì thai được tính bằng 3 tam cá nguyệt, mỗi tam cá nguyệt tương ứng với 3 tháng mang thai), để đảm bảo bạn có thể giữ em bé đủ 37 tuần.
Cho dù bạn gặp bất kì triệu chứng nào, đừng ngại ngần chia sẻ và xin lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ là người tư vấn cho bạn tốt nhất, đặc biệt là sự cực khoái trong giao hợp cũng có thể gây ảnh hưởng tới em bé vì gây ra những cơn co thắt tử cung nhẹ, tránh kích thích núm vú  trong trường hợp này)
Không được quan hệ tình dục trong thời kì mang thai có thể khiến bạn mất tự tin với chồng, nhưng bạn hãy khám phá những cách biểu lộ tình yêu khác để vẫn làm thỏa mãn tình yêu của mình dành cho chồng như ôm ấp, hôn, massage cho nhau và cùng chia sẻ cảm xúc với nhau.
  • Tại sao bạn phải kiêng vận động và tập thể dục trong thời kì mang thai.
Đôi khi tập thể dục trong thời kì mang thai hay vận động mạnh đều bị nghiêm cấm để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và em bé. Hãy xin tư vấn của bác sĩ để biết được bạn có nên tập thể dục hay không, hay cần phải thay đổi chế độ tập luyện khác.
Bạn nên tìm đến bác sĩ tư vấn khi có một trong số những triệu chứng sau:
-          Bạn bị bệnh tim hoặc phổi.
-          Suy cổ tử cung
-          Mang đa thai
-          Có nguy cơ sinh non
-          Chảy máu trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3
-          Rau tiền đạo sau 26 tuần
-          Đã có tiền sử sinh non
-          Vỡ màng ối hoặc rò rỉ nước ối.
-          Tiền sản giật (mang thai gây ra cao huyết áp)
-          Huyết áp cao mãn tính
-          Thiếu máu nặng.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn nên có chế độ tập luyện thế nào cho phù hợp, bởi tập luyện trong thời gian mang thai sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn và em bé. Bạn vẫn có thể tập thể dục nhưng nên hạn chế, chỉ cần tập các bài tăng cường cánh tay và cho lung của mình.
Tuy nhiên,  nếu bạn có một trong số những triệu chứng sau thì phải ngừng tập thể dục ngay lập tức:
-          Chảy máu âm đạo
-          Chóng mặt, cảm giác nôn nao
-          Khó thở
-          Đau đầu
-          Đau ngực
-          Yếu cơ
-          Bắp chân đau hoặc sung (hoặc có hiện tượng tụ máu)
-          Đau lưng và đau vùng xương chậu.
-          Có các cơn co thắt
-          Em bé giảm chuyển động (nên tìm hiểu cách theo dõi sự chuyển động của em bé nhưng bạn nên nhớ là em bé thường yên tĩnh nhất khi bạn đang hoạt động nhiều nhất)
-          Có dịch chảy ra từ âm đạo bất thường
-          Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực.
  • Sự nhiễm trùng có thể ảnh hưởng tới thai nhi
Chẳng có gì thú vị khi bạn bị bệnh, đặc biệt là trong thời kì mang thai. Điều này gây ra sự lo lắng cho bạn về sức khỏe của cả 2 mẹ con. Có thể rất may mắn là bạn có khả năng miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm. Nhưng bạn cũng nên biết rằng sốt rubella (hay còn gọi là sởi Đức) là một dạng nhiễm trùng nguy hiểm nhất cho sự phát triển của em bé của bạn. Bởi thế bạn nên đi tiêm phòng sốt rubella tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai.
Bạn cũng không cần phải quá lo lắng bởi trong thực tế thì hầu hết các em bé không bị ảnh hưởng gì nếu người mẹ mắc một trong những bệnh nhiễm trùng trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, một số dạng nhiễm trùng có thể truyền sang con qua đường nhau thai hoặc trong quá trình sinh. Và nếu điều này xảy ra thì hậu quả có thể rất nghiêm trọng cho em bé. Hơn nữa, một số nhiễm trùng có thể làm cho bạn bị bệnh nặng hơn nếu bạn nhiễm phải trong khi bạn mang thai hoặc có thể dẫn tới sinh non.
Mặc dù bạn không thể tránh được tất cả các nguồn lây nhiễm bệnh trong thời gian mang thai nhưng bạn có thể thực hiện các bước nhất định để làm giảm nguy cơ lây nhiễm hoặc giảm nguy cơ cho bạn và em bé của bạn.
Việc chăm sóc sức khỏe trước khi sinh là vô cùng quan trọng. Ví dụ việc xét nghiệm máu có thể cho bạn biết liệu bạn có đang bị nhiễm trùng bệnh gì không, chẳng hạn như thủy đậu và rubella.  Ngoài ra bạn có thể thực hiện các xét nghiệm nước tiểu và máu để biết mình có bị nhiễm trùng các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm gan B và HIV. Nếu bạn được phát hiện nhiễm bệnh sớm thì sự chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ giảm các biến chứng cho bạn và cho em bé của mình.
Để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh, bạn nên dùng các biện pháp cơ bản như rửa tay thường xuyên, không dùng chung ly cốc hoặc đồ dùng, thận trọng với chó mèo, sử dụng găng tay khi làm vườn và tránh tiếp xúc với người bệnh.
Thực hành an toàn tình dục sẽ giúp bạn ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Đến thăm nha sĩ thường xuyên sẽ giúp bạn tránh các bệnh về lợi. Bạn có thể tránh ngộ độc thực phẩm bằng cách không ăn đồ tươi sống, rửa sạch trái cây.
Đây là các bệnh truyền nhiễm trong thời kì mang thai có thể ảnh hưởng tới em bé của bạn:
-          Nhiễm khuẩn âm đạo
-          Bệnh thủy đậu
-          Chlamydia
-          Cytomegalovirus
-          Cúm
-          Lậu
-          Viêm gan siêu vi B
-          Herpes
-          HIV
-          Listeriosis
-          Rubella (sởi Đức)
-          Nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục
-          Bệnh giang mai
-          Toxoplasmois
-          Bệnh do Trichomonas
-          Nhiễm trùng đường tiết niệu
Cho dù bạn mắc bất kì triệu chứng nào, hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và em bé của bạn nhé.

(MẸ YÊU BÉ 15/3/2012)

Không có nhận xét nào: