29 tháng 9, 2006

Thiền tâm

BẠN CÓ NHỚ gì không về cái thuở còn nằm trong bụng mẹ? Chín tháng ở đó, cả một thời gian dài. Tôi thiết nghĩ nằm trong bụng mẹ, tất cả chúng ta ai cũng đã có dịp mỉm cười.



Thế nhưng chúng ta cười gì vậy? Khi hạnh phúc chúng ta thường cười. Tôi đã thấy nhiều người, nhất là trẻ em, mỉm cười lúc ngủ. Thời gian ở trong bụng mẹ quả thật tuyệt vời. Mình chẳng phải lo lắng đến chuyện ăn uống. Từng cơn nóng lạnh được che chở. Chuyện học hành, làm lụng cũng không đụng tới. Trong bụng mẹ thật an toàn biết mấy. Không phải lo lắng điều gì. Mà không lo là điều tuyệt nhất. Tôi nghĩ nhiều người vẫn còn tiếc nuối thời gian nằm trong bụng mẹ. Nhiều người có cảm giác rằng đã có một lần được sống trong một thiên đường yên ổn, diệu kỳ, và giờ đây đã đánh mất thiên đường này. Họ nghĩ chắc có một nơi đẹp đẽ, an lành như thế ở đâu đó bên ngoài, nơi ấy chẳng còn chi để lo sợ, và mong ước được trở lại chốn đó. Trong tiếng Việt dạ con còn được gọi là "tử cung" có nghĩa là "cung điện của đứa con" -Thiên đường ngày xưa là ở trong bụng mẹ. Nằm trong bụng mình được mẹ lo cho hết. Mẹ ăn, mẹ uống cho mình. Mẹ thở cho mình từng hơi thở vào ra. Tôi nghĩ có lẽ mẹ nằm mơ cả cho mình nữa. Tôi mường tượng chắc mình cũng mơ những gì mẹ đang mơ. Nếu mẹ cười chắc mình cũng cười. Và nếu trong giấc mơ gặp khốn đốn mẹ khóc, mình hẳn cũng khóc theo mẹ. Mình cười khóc theo từng giấc mơ lành, từng cơn ác mộng của mẹ, bởi vì mẹ và mình đâu phải là hai. Mình dính chặt với mẹ qua cuống nhau, hay sợi dây rốn. Qua dây rốn này mẹ đã cho mình thức ăn, nước uống, tất cả mọi thứ, kể cả lòng yêu thương của mẹ. Có lẽ khi có thai mình, mẹ đã chăm sóc thân thể mẹ kỹ càng hơn. Mẹ đi đứng nhẹ nhàng. Có lẽ mẹ đã bỏ uống rượu và hút thuốc. Một cách thể hiện tình yêu thương của mẹ thiết thực nhất. Mình chỉ mới trong bụng mẹ chưa được chào đời mà đã được dành cho biết bao là trìu mến. Mẹ nuôi dưỡng mình cả trước khi mình ra đời, nhưng nhìn thật sâu thì thấy lúc đó mình cũng đang nuôi dưỡng mẹ mình. Nhờ có mình trong bụng mà mẹ tươi cười, yêu đời thêm.Ba cũng thế. Mình chưa làm được gì, thế mà riêng sự có mặt của mình cũng đã nuôi dưỡng ba mẹ rồi. Cuộc đời của ba mẹ dường như đổi khác từ ngày mẹ có thai mình. Có lẽ mẹ cũng nói chuyện với mình cả khi mình chưa chào đời. Và tôi tin chắc rằng lúc đó mình đã nghe được mẹ và đáp ứng lại mẹ. Có những lúc me lơ là dường như quên đi sự có mặt của mình trong bụng. Lúc đó mình đạp một cái để nhắc mẹ. Cái đạp là tiếng chuông chánh niệm giúp mẹ nhớ ra và mẹ dỗ dành mình: "Cưng à, mẹ biết con mẹ đang có mặt trong đó, và mẹ hạnh phúc biết bao, con yêu ơi". Đó là câu thần chú yêu thương thứ nhất.



 Rồi đến ngày chào đời, ai đó cắt cuống nhau cho mình. Và có lẽ đó là lúc mình cất tiếng khóc đầu tiên trong đời. Bây giờ mình phải tự thở một mình. Bây giờ mình phải tập làm quen với mọi thứ ánh sáng chung quanh. Bây giờ lần đầu mình mới biết thế nào là đói. Ra ngoài rồi mà mình vẫn còn như trong bụng mẹ. Mẹ ôm hôn mình với hết cả tình thương. Và mình cũng bấu chặt mẹ. Mình cũng chưa sống thiếu mẹ được. Rồi mẹ cho mình bú. Mẹ chăm sóc ngày đêm. Dù cuống nhau giữa mẹ con không còn, mình vẫn còn được nối với mẹ bằng một sợi dây máu mủ thâm tình. Khi trưởng thành mình phải phấn đấu gay go với chính mình để tự thuyết phục rằng mình và mẹ là hai cá thể biệt lập. Nhưng sự thật không phải vậy. Mình là sự tiếp nối của cha mẹ mình. Khi thiền quán, tôi thấy cuống nhau vẫn còn nối tôi với mẹ. Khi quán chiếu sâu, tôi thấy được những sợ dây rốn vẫn nối tôi với vạn hữu trong đời. Mỗi sáng mai, mặt trời mọc cho ta ánh sáng và hơi ấm. Thiếu những thứ đó, ta không thể tồn tại. Như thế là đã có cuống nhau nối mình với mặt trời. Một cuống nhau khác nối mình với những đám mây trên trời. Nếu không có mây, mình sẽ không có mưa và nước để uống. Không có mưa mình sẽ không có sữa, trà, cà phê, không có cà rem, không có gì hết. Có một sợi dây rốn nối liền mình với dòng sông, một sợi dây khác nối mình với rừng cây. Nếu tiếp tục quán chiếu như vậy, mình sẽ thấy mình dính liền với mọi sự và mọi người trong vũ trụ này. Sự sống của mình tùy thuộc vào sự sống của tất cả mọi hiện hữu khác – không phải chỉ tùy vào mọi sinh vật mà vào tất cả cây cỏ, đất đá, không khí, nước và đất. Giả thử mình gieo một hạt bắp và chừng một tuần sau hạt bắp nẩy mầm và nhú lên đọt non. Khi cây bắp vươn cao, mình không còn nhận ra được đó là hạt bắp mình đã gieo ngày nào. Nhưng nếu nói rằng hạt bắp đã chết thì không đúng. Bằng đôi mắt của Bụt, mình sẽ thấy rằng hạt bắp vẫn còn sống nơi thân cây bắp. Thân bắp là sự tiếp nối của hạt bắp về hướng tương lai, và hạt bắp là sự tiếp nối của thân bắp về hướng quá khứ. Hai thứ ấy không phải là một, nhưng cũng không phải hoàn toàn khác biệt nhau. Mình và mẹ mình không phải là một người, nhưng không phải là hai người hoàn toàn khác biệt. Đó là một chân lý về tính tương thuộc, mọi vật nương vào nhau mà sống. Không ai có thể tồn tại biệt lập. Là mình chúng ta đồng thời là tất cả những thứ khác. Để có mặt, để hiện hữu, chúng ta phải cùng nhau có mặt, cùng nhau hiện hữu. Đạo Bụt gọi đó là tương tức. Trong bụng mẹ, thân ta không phải chịu nhiều căng thẳng, nên vẫn còn mềm mại, dẻo dai. Nhưng khi vừa mới chào đời, sự căng thẳng ập đến, có khi từ hơi thở đầu tiên. Để buông thư nhưng căng thẳng nơi thân, ta phải buông thư những căng thẳng nơi hơi thở. Nếu thân ta không bình an thì hơi thở ta cũng không được bình an. Khi chúng ta phát khởi được năng lượng của Chánh niệm và ôm ấp được hơi thở thì phẩm chất của hơi thở vào ra của ta sẽ được cải thiện. Thở chánh niệm thì hơi thở trở nên êm dịu và sâu lắng hơn. Sự căng thẳng nơi hơi thở tan biến mất. Khi hơi thở đã nhẹ nhàng, mình có thể chăm sóc và làm lắng dịu hình hài. Bụt gọi đó là làm cho thân ta "an tịnh". Có một Kinh Pali tên là Kayagatasati Sutta, tức "Kinh Niệm thân". Trong kinh này, Bụt dạy ta phép thực tập để buông thư từng bộ phận của cơ thể cũng như của toàn thân. Bụt dùng hình ảnh của một bác nông dân leo lên kho và đem xuống một bao đựng đủ các loại hạt. Bác nông dân mở đầu bao và để các loại hạt tuôn ra. Với đôi mắt còn rất tinh tường, bác có khả năng phân biệt được các loại hạt và thấy được đây là đậy xanh, đây là đậu ngự, v.v...Bụt khuyên ta hãy học cách chú tâm như bác nông dân nọ.





(Trích từ blog của Duymt)

28 tháng 9, 2006

Tự hát

Sẽ chẳng bao giờ anh biết được đâu
Trong tiếng nức nở của cơn mưa mùa hạ
Từng giọt buồn

Tí tách
Rơi trên lá
Có cô bé đứng chờ
Giọt hạnh phúc sẽ rơi


Sẽ chẳng bao giờ anh biết em đâu
Bởi quanh anh, em mờ nhạt quá
Em vẫn chờ
Cô đơn
Rất lạ
Dẫu cuối cùng
Chỉ là hư vô

Chẳng dám nói với anh
Em gửi vào câu thơ
Mình em đọc- không bao giờ anh biết
Dẫu nỗi nhớ trong em cồn cào da diết
Rồi cuối cùng là phiến đá
Lặng câm!

Lonely

Đã một thời dòng sông chảy đi đâu?

Nên nước biếc nặng màu thương nhớ

Nghe sóng vỗ, xót xa, nức nở

Bâng khuâng buồn..

Ta thương sông…



Một cánh buồm đơn côi chờ mong

Từ lâu lắm mà trời không nổi gió

Cứ lặng lẽ

Suốt đời lặng lẽ

Dù trăng lên

Trăng lặn

Rất vô tình…



Sông vẫn trầm tư thổn thức một mình

Con đò nhỏ vẫn đơn côi đợi gió

Hai nỗi buồn đã hoá thành thương nhớ

Nơi cánh buồm lặng lẽ trên sông

25 tháng 9, 2006

Trái tim hoang vu

Buồn. Chán. Mệt mỏi. Chống chếnh. ...Gì nữa nhỉ? Hôm nay mình upset quá. Đôi khi thấy mình thật cô đơn, thật lạnh lẽo...Thật may con gái đã vít cổ, ôm mẹ thật chặt và hôn rất nhiều. Mình bỗng chợt hiểu, ừ! Mình có Pota, có một người - bạn - đồng - hành rồi...Cảm ơn con vì đã hiểu và chia sẻ được với mẹ

24 tháng 9, 2006

Exam

Cái môn Kinh tế Quốc tế chết tiệt này! Học mãi vẫn lơ ma lơ mơ! Thầy thì phong cách hơi bị hay đấy, thầy cũng giỏi đấy, nhưng mà thầy giảng em chả hiểu mấy! ImageTại thầy nói nhanh, cái từ cuối cùng thì luôn ở âm trầm, em cứ căng tai ra nghe mà vẫn bập bà bập bõm. Em nói thật với thày, cái môn của thầy là môn em chăm chú nghe giảng nhất, không nói chuyện riêng nhé, không làm việc riêng nhé, điện thoại cũng không mang theo nhé. Ghi chép đầy đủ nhé, có nửa buổi chiều nghỉ thì mượn vở photo nhé, nhưng về nhà còn cặm cụi chép lại vào vở nhé. Thế mà tối qua, đầu vẫn chả có cái gì, nhắn tin cho thầy, thầy cũng chả động viên em tẹo nào. Chán thầy quá!!! ImageSáng nay em cũng hùng dũng đi thi như ai. Kệ! Cái số em từ bé tới giờ chưa phải thi lại bao giờ, nên em cũng tin là em chả đến nỗi bị thầy cho thi lại Image

Đây là đề thi của thầy: (Kèm theo cả bài làm của em đấy)



Câu 1: Xác định những câu sau đây đúng hay sai và giải thích ngắn gọn.

1. Những người theo chủ nghĩa trọng thương luôn ủng hộ chính sách bảo hộ mậu dịch.

- Câu này em trả lời là đúng. Có giải thích ngắn gọn như thầy bảo.



2. Lợi ích thương mại chia đều cho các quốc gia.

- Câu này em mới trả lời là sai. Nhưng chưa kịp giải thích, thầy bỏ qua nhé, hè..hè..Image

3. Thuế quan nhập khẩu làm giảm phúc lợi của quốc gia nhỏ khi áp dụng thuế, nhưng đối với quốc gia lớn thì điều đó không rõ ràng.

- Câu này em trả lời là đúng. Nhưng giải thích không ngắn gọn mấy, vì thầy cho em chép hơi dài dòng mà, hihihi


Câu 2: Trình bày lý thuyết Chi phí cơ hội của Haberler

- Thưa thầy, câu này em chép nguyên xi những gì thầy giảng trên lớp. Image

Câu 3: Hàm cung và cầu trong nội địa về lúa mỳ ở Châu Âu như sau:

Qs = -20 + 2P


Qd = 300 -8P


Đường cung của thế giới về hàng xuất khẩu lúa mỳ sang Châu Âu được thể hiện như sau:


Qxk= 18P -100


a. Xác định hàm cầu nhập khẩu về lúa mỳ của Châu Âu.

- Qnk = Qd- Qs = 300-8P+20-2P

Qnk = 320-10P (Đây là hàm cầu nhập khẩu phải không thầy?)



b. Xác định mức giá Châu Âu khi tự do thương mại, số lượng sản xuất, tiêu dùng và nhập khẩu lúa mỳ ở Châu Âu?

- Khi tự do thương mại: thì giá Châu Âu = giá Thế giới : Pca= Ptg

Qnk=Qxk => 320-10P =18P-100 => P= 15

Qnk = 320-10.15 = 170

=> Giá trị NK = Pnk x Qnk = 170 x 15 =2550.



- Lượng sản xuất: Qs = -20 + 2.15 = 10

- Lượng tiêu dùng: Qd = 300 - 8.15 = 180



c. Châu Âu giới hạn hạn ngạch nhập khẩu là 150 đơn vị lúa mỳ. Hãy xác định ảnh hưởng của quota nhập khẩu đến giá nội địa, sản xuất và tiêu dùng?

- Khi Châu Âu áp dụng hạn ngạch nhập khẩu là 150:

Qnk = 320-10P = 150 => P= 17.

Vậy giá nội địa lúc này tăng lên P=17.



- P=17 => Lượng sản xuất Qs = -20 + 2.17 = 14.

lượng tiêu dùng Qd = 300 - 8 .17 = 164.

Vậy Pnd tăng lên là 17 -15 = 2

Qs tăng: 14-10 = 4

Qd giảm: 180 -164 = 16



d. Tính Ảnh hưởng của quota đến thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng. Xác định doanh thu lớn nhất mà chính phủ thu được từ việc bán đấu giá giấy phép quota?

Thặng dư sản xuất: (10+14).2/2 = 24 USD = Saba'b'

Thặng dư tiêu dùng = (AC + A'C'). AA'/2 = Sa'c'ca = (164 + 180).2/2 = 344 USD

Người tiêu dùng bị thiệt -344 USD.



Doanh thu từ việc bán đấu giá giấy phép Quota:

Pnk- Pxk = lệ phí quota/ sản phẩm..........



e. Minh hoạ bằng đồ thị (cái này em đã làm ngon lành rùi)



Em mới làm đến đây thôi thày ơi, thầy chấm bài rộng rộng cái tay cho em nhờ với thầy nhé.Image Ai đã học qua cái môn này rồi, giúp thầy tôi chấm bài cho tôi với nhé