24 tháng 2, 2012

Viết cho tình yêu (5) - Đi xa

Yêu em thêm lần nữa.
Hôn anh mãi không thôi
Anh ngày mai xa cách
Ước thời gian ngừng trôi...

Mai anh đã đi rồi
Chẳng còn ai vuốt tóc
Ai lau khô nước mắt
Mỗi khi em giận hờn?

Nhớ anh nhiều nhiều hơn
Những ngày dài phía trước
Chỉ còn em lặng bước
Chẳng có anh bên mình

Ôi tình yêu nhỏ xinh
Cháy bừng trong lồng ngực
Xua đi bao khó nhọc
Giữa dòng đời cuộn trôi

Mai anh đã đi rồi
Em se buồn - Không khóc
Nhớ anh - tim em thắt
Những đêm dài ngóng trông

Bao tha thiết trong lòng
Em gửi theo cơn gió
Cửa trái tim em ngỏ
Chờ mong anh trở về

Xua ngày dài lê thê
Xua màn đêm u tối
Tình em mãi ngóng đợi
Say tình anh - men nồng

Nhớ em...ngọt ngào không? 

22 tháng 2, 2012

Viết cho tình yêu (4) - Yêu anh

Em yêu mái tóc anh
Lốm đốm từng sợi bạc
Nghĩ suy bao khó nhọc
Giữa dòng đời ngược xuôi

Em yêu...sợi râu anh
Cọ ngực em ran rát
Đánh thức bao khao khát
 Ngủ quên tháng năm dài..

Em thương nhớ đôi vai
Bình yên và vững chãi
Giữa dòng đời mê mải
 Em ngả đầu bình yên

Chẳng còn sợ màn đêm
Em ngủ trên ngực ấm..
Dòng đời trôi thật chậm.
Buồn đau đều thấy vơi...

Em yêu ngón tay người
Đan tay em ấm áp
Mặc ngoài kia bão táp
Mặc ngoài kia mưa giông....

Yêu anh lắm, biết không?
Dẫu có hờn có dỗi
Dẫu có buồn, có tủi
Yêu lòng anh bao dung...


(Thùy Giang - 22/2/2012)

Viết cho tình yêu (3) - Nhớ anh

Em nhớ anh buổi sáng
Trời mây giăng sương mù
Làn môi anh ấm nóng
Đánh thức ngày tươi vui

Em nhớ anh – thế thôi
Buổi trưa –ngày thêm ngắn
Mắt anh tràn nắng ấm
Phủ lên mắt em buồn

Nhớ anh, nhớ luôn luôn
Đêm dài không mộng mị
Ngực anh dài rộng lắm
Ngón tay đan ngón tay…

Nhớ anh suốt ngày dài
Nhớ qua  ngày qua tháng
Nhớ qua mưa qua nắng
Nhớ qua buồn qua vui…

Nhớ anh suốt cả đời
Cả khổ đau, hạnh phúc
Nhớ đến từng sợi tóc
Cả khi anh kề bên.


 Thùy Giang
(Thơ tình cho ngày ẩm ương 22/2/2012)

21 tháng 2, 2012

I Can read

Một địa chỉ hay ở SG dành cho các bạn bé. Mời cả nhà ghé xem nha:

 http://bit.ly/yKIjdQ

(các bạn học trò yêu quý của cô click vào link đó nhé ^^)

10 điều về tiền bé cần biết trước khi lên 10

Một ngày nọ, khi tôi nói với bạn Cua (khi đó 3 tuổi) rằng mẹ không thể mua cho con món đồ chơi đó vì mẹ hết tiền rồi, bạn thản nhiên bảo mẹ "Chỉ cần ra ngân hàng là họ sẽ đưa tiền cho mình thôi mà mẹ" (tôi có vài lần đi rút tiền ở cây ATM cùng bạn mà). Tôi nhận ra đã đến lúc phải giải thích cho con hiểu về tiền. Bạn không biết bắt đầu từ đâu ư? Tôi chia sẻ những bài học về tiền quan trọng nhất đối với trẻ nhỏ và cách làm thế nào bạn có thể giúp con mình tiếp cận với tiền đúng nhất. 

1.    Tiền không mọc lên ở trên cây.
Khi bọn trẻ nhìn thấy hóa đơn từ cây rút tiền ATM, chúng không nhận ra rằng tiền chỉ là hữu hạn. Chúng cứ nghĩ rằng bạn chỉ cần cho tấm thẻ nhựa vào máy và máy sẽ tự động “chảy” tiền ra mà thôi. Hãy giải thích với con rằng, ngân hàng giúp chúng ta giữ tiền an toàn. (thậm chí chính bạn cũng phải cố gắng xua đuổi những hoài nghi của mình về cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây) 

2.    Hãy tiêu tiền với số “ngân sách” mà mình có.
Cách tốt nhất để dạy trẻ em bắt đầu quản lý tiền bạc là bạn hãy cho con một số tiền nhất định. Nếu chúng tiêu quá số tiền trợ cấp vào một trò chơi ở Star Wars và rồi không đủ tiền để mua một chiếc đĩa DVD mà chúng thật sự muốn, thì bạn hãy mừng, đó là một điều tốt, bởi chính chúng sẽ hiểu ra rằng đó là “hậu quả của việc chi tiêu quá mức”

3.    Những điều tốt đẹp sẽ đến với ai biết chờ đợi.
Dạy trẻ em cách trì hoãn sự thỏa mãn sẽ giúp chúng tránh được tình trạng “mua ngay bây giờ, trả tiền sau” – một tâm lý có thể khiến chúng bị sa vào vũng lầy nợ thẻ tín dụng sau này. Vì vậy, bạn cố gắng càng nhiều càng tốt để củng cố cho con ý nghĩ rằng sự chờ đợi luôn được đền đáp xứng đáng. Ví dụ, hãy cùng con làm một chiếc bánh pizza với những thành phần mà con bạn thích, hơn là cho vào lò vi sóng một chiếc bánh đã được làm lạnh ngoài cửa hàng. Bánh tự làm tuy mất nhiều thời gian nhưng chắc chắn mùi vị của nó tươi ngon hơn nhiều. 

4.    Đừng tiêu ngay khi có tiền.
Biết kiềm chế cảm hứng để đừng tiêu tiền tay trao tay chính là cách bạn dạy cho con làm chậm sự hài lòng/ thỏa mãn. Ví dụ, trước khi đi mua sắm hãy đưa ra một ngân sách nhất định cho việc này. Lên danh sách những món bạn cần mua, tham khảo giá ở các cửa hàng bạn đang đi và mức giá cho từng món. Sau đó so sánh giá cả trực tuyến và các chương trình khuyến mãi nếu có. Hãy để con tham gia vào việc này, chúng sẽ biết cách mặc cả, trả tiền và tiết kiệm để mua được món đồ mình thích. Chúng sẽ biết lên kế hoạch trước khi mua hàng. 

5.    Tiết kiệm thật tuyệt vời.
Nếu con gái bạn muốn mua một con búp bê mới mà nó không có đủ tiền? Hãy nói nó tiết kiệm! Và khi có đủ thì hãy để con tự đi mua đồ, tự trả tiền cho món đồ của mình. Nó sẽ không bao giờ quên được cảm giác hạnh phúc khi cầm được món đồ nó yêu quý và đó là cách dạy con biết hướng tới mục tiêu và cuối cùng sẽ đạt được phần thưởng.
  1. 6.    Hãy “theo dõi” tiền của mình
Đơn giản chỉ là dạy cho con bạn biết tiền của nó đã tiêu đi đâu,còn bao nhiêu là một bước tiến lớn trong kĩ năng quản lý tiền của con bạn. Dạy con sử dụng máy tính, sổ tay để theo dõi tiền của mình, hãy dạy con giữ lại tất cả các hóa đơn, biên lai mà con bạn đã tiêu tiền. 

7.    Lên danh sách những thứ mong muốn.
Thật khó cho trẻ con khi phải thiết lập các món đồ ưu tiên, vì thế hãy ngồi xuống cùng con và tạo ra một danh sách những thứ mà con bạn mong muốn với số tiền của mình. Sau đó xếp thứ hạng những thứ trong danh sách bằng cách cùng thảo luận về tầm quan trọng của mỗi món đồ. 

8.    Tạo ra hầu hết các khoản tiết kiệm.
Bạn có thể giới thiệu cho con cách kiếm tiền từ khoản tiết kiệm của mình bằng các hình thức tiết kiệm khác như chứng chỉ tiền gửi hay trái phiếu tiết kiệm. Hãy lên mạng và chỉ cho con làm thế nào mà 1 đô-la có thể sinh lời và có được lãi suất theo thời gian. Chắc chắn sẽ làm chúng ngạc nhiên và thích thú. 

9.    Hãy có một chút hoài nghi.
Trong khi bạn không muốn con cái bạn nghĩ rằng các công ty đều cố gắng để moi được tiền của chúng thì ngay từ bây giờ hãy cho chúng biết đó chỉ là những thủ thuật bán hàng của nhà sản xuất “Thái độ hoài nghi lành mạnh rất quan trọng, không chỉ để trẻ em có khả năng chống lại sự quyến rũ của sản phẩm quảng cáo trên truyền hình mà còn giúp chúng không mua bởi những thông điệp đằng sau các quảng cáo – cũng giống như nếu bạn đã có đủ quần áo và đồ chơi thì nghĩa là ổn rồi” – Pearl nói.

10. Chia sẻ.
Hãy dạy con bạn chia sẻ một phần tiền trợ cấp của mình để làm từ thiện. Điều này dạy cho chúng hiểu rằng tiền có thể dùng để giúp đỡ người khác chứ không chỉ để mua hàng. Hãy nhắc nhở chúng rằng không quan trọng là bạn giúp đỡ bao nhiêu mà chính là giá trị của sự giúp đỡ.

(Thùy Giang - MẸ YÊU BÉ 15/2/2012)