11 tháng 11, 2011

Em lại tự thương mình vậy! (chăm sóc sk mùa hanh-lạnh-khô)

Trời hanh khô, nắng như rang người.Nhưng buổi sáng lên lớp thì lạnh, trưa về lại nóng, chiều tối lạnh…cứ thay đổi thời tiết xoành xoạch nên lên lớp nói một tí là khô cả cổ. Người mệt lừ đừ, khật khừ. Tháng này lại là tháng cao điểm. Một núi việc đổ vào đầu mà chỉ muốn bỏ hết để ngồi thêu thùa thôi, huhu…Lên lớp nói thi với gần 80 hs, phải thều thào bảo “Cô mệt lắm rồi, nói chuyện ít thôi” – thì cả lớp nhao nhao “thay đổi thời tiết đấy cô ơi” - Ừ, chắc là do thay đổi thời tiết cộng thêm tuổi già nữa thì phải. Trời cứ hôm nắng hôm lạnh, cái thời tiết giao mùa này là dễ ốm lắm. Trẻ con người lớn ở xóm nhà mình ốm gần hết. Thương nhất là bọn trẻ con, ho, sốt, sổ mũi, đau họng, rồi đờm đặc nên quấy khóc và lười ăn. Đấy là chỉ bị nhẹ, chứ để biến chứng nặng như con em Quang cùng bộ môn hôm trước mới có hơn 10 ngày tuổi đã bị viêm phổi, suy hô hấp phải vào viện thở khí thì thật sự là thương và xót lắm. Nhiều hôm cứ bảo với mấy em là dù bọn trẻ con không phải do chị đẻ ra nhưng cứ thấy chúng nó ốm yếu, lười ăn là chị thương và xót ruột lắm. Bởi vậy nên cứ hở ra là thích sang hàng xóm chăm bọn trẻ con, cho chúng nó ăn uống.

Từ hồi mình mang thai Bống, là rất chăm chỉ đọc sách về chăm sóc, nuôi, dạy con. Mà cũng lạ, đọc sách gì cũng nhớ nhớ quên quên, nhưng đọc sách chăm sóc con cái thì rất nhập tâm và nhớ lâu. Thế nên giờ các em hơi một tí là hỏi mình.Trộm vía là 2 bạn Bống-Cua rất ít ốm, và nếu có ốm thì như mình bảo giống như khách ghé chơi nhà, không làm ảnh hưởng tới “gia chủ” mấy, gia chủ vẫn ăn, ngủ, chơi như thường mặc dù bạn “khách” sốt có thể lên tới 39 độ C. Nói thế, chứ hồi nhỏ thì 2 bạn cũng làm mẹ nhiều phen tái mặt và lo đến thắt ruột. Cũng may là mẹ chịu khó đọc sách và nghe lời bác sĩ nên 2 bạn đều được điều trị đúng và kịp thời.

Tuy nhiên, nhiều bà mẹ cứ thấy con ốm là việc đầu tiên ra hiệu thuốc, kể lể với nhân viên bán thuốc và mua thuốc cho con uống.Mà không lường hết được rằng cái sự kể của mình không thể chuẩn xác và nhân viên bán thuốc cũng không phải bác sĩ trực tiếp thăm khám cho con.Rất nguy hiểm.Cảm cúm, cảm tả, cảm phát ban….mỗi loại đều có một triệu chứng khác nhau và ảnh hưởng khác nhau. Thế nên trong tủ thuốc gia đình bao giờ mình cũng trữ sẵn sàng thuốc ho bổ phế, thuốc hạ sốt Panadol, rồi pamin, kháng sinh đủ kiểu,… Thật may là ở trường có chị Yến bác sĩ thân với mình, chị cũng nhiều kinh nghiệm nên có gì là gọi bác Yến ngay lập tức được. Và được bác Yến tư vấn nên dùng viên tổng hợp chứ dùng một lúc cả đống thuốc kháng sinh rất không tốt cho bé. Bạn Bống và bạn Cua lại rất thích uống thuốc. Đến khổ, chẳng con nhà ai giống con nhà mình. Có lần bạn Bống ốm, buổi sáng tự lên phòng y tế để bác Yến khám, xong rồi về tự nhớ từng loại thuốc uống mấy viên 1 lần, mấy lần 1 ngày. Mẹ nhàn ghê, hihi.

Thời tiết này rất dễ ốm, dễ hắt hơi, sổ mũi và viêm họng, cảm sốt nên mình search ra một số triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh post lên đây để các mẹ tham khảo và nhận biết kịp thời để có thể tự mua thuốc dùng cho bố và người lớn trong nhà nếu thấy các biểu hiện lâm sàng dạng nhẹ nhé. Còn các bé thì tốt nhất là đưa các con đến bác sĩ J

Các mẹ có biết bệnh cảm lạnh bị gây ra bởi hơn 200 loại virus khác nhau?

Triệu chứng:

Ø Đau rát họng.

Ø Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi

Ø Ho

Ø Chảy nước mắt

Ø Nhức đầu.

Ø Sốt nhẹ.

Ø Đau cơ bắp

Ø Cảm giác mệt mỏi

Ø Chán ăn

I. Bệnh cúm.

Loại dịch cúm nào mới nổi lên gần đây nhất?

A. Cúm A H5N1

B. Cúm B H5N1

C. Cúm A H1N1

D. Cúm B H1N1

E. Khác

Triệu chứng:

Ø Nhức đầu.

Ø Đau nhức các chi

Ø Mệt mỏi, sốt cao

Ø Đôi khi kèm theo đau họng và ho

Ø Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi

Đa số bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau 2 tuần.

II. Biến chứng:

1. Viêm Xoang Cấp

2. Viêm tai giữa cấp

3. Viêm phổi

III. Nên đi khám khi:

1. Trường hợp bệnh cúm nặng cần nhập viện

2. Người bệnh dưới 19 tuổi phải dùng Aspirin kéo dài

3. Người bệnh được nghi ngờ hoặc xác định chắc chắn là Cúm có nguy cơ biến chứng rất cao:

- Trẻ dưới 2 tuổi

- Người già >65 tuổi

- Phụ nữ có thai

- Người có bệnh mãn tính và suy giảm miễn dịch

Điều trị với trường hợp chưa bị biến chứng:

Ø Nghỉ ngơi.

Ø Uống nhiều nước, ăn đủ chất dinh dưỡng

Ø Nhỏ hoặc Xịt mũi bằng NaCl 0,9% hoặc nước biển

Ø Các thuốc điều trị triệu chứng không cần kê đơn (OTC)

Ø Thuốc kháng virus (theo kê toa bác sĩ)

Thuốc chống hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi (vô cùng cần thiết cho các mẹ dự trữ trong nhà sẵn vào mùa này nhé)

1. Pseudoephedrine (PSE)

TÁC DỤNG

Chống xung huyết mũi:

Ø Giảm nghẹt mũi

Ø Giảm sổ mũi

Ít kích thích thần kinh trung ương

Hiện hạn chế bán dạng thuốc không cần đơn tại Mỹ, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới do có thể điều chế được methamphetamine, một chất gây nghiện.

2. Phenylephedrine (PE)

TÁC DỤNG

Chất co mạch, do đó làm:

Ø Giảm hắt hơi.

Ø Giảm sổ mũi.

Ø Giảm nghẹt mũi

Tác dụng phụ: Nhức đầu, mất ngủ, hồi hộp, chóng mặt…

CHỈ ĐỊNH

Ø Viêm mũi dị ứng.

Ø Viêm mũi vận mạch

Ø Cảm, cúm thông thường.

Thuốc giảm đau, hạ sốt:

Paracetamol: an toàn nhất trong 3 loại

Ibuprofen

Aspirin

Có thể dùng các loại thuốc khác, tùy triệu chứng của mỗi người:

Thuốc ho: Noscapine

Vitamin C

Thuốc long đờm: Terpin hydrate

Giúp tỉnh táo, chống buồn ngủ: Caffeine

Thuốc giảm đau họng tại chỗ

Kẽm

Chất chiết xuất từ thực vật : tỏi

Đặc biệt lưu ý:

Phải đi khám bác sĩ

Biến chứng

o Cảm lạnh/ cúm trên 10 ngày

o Chảy mũi đục kéo dài trên 2tuần

o Đau nhiều ở vùng má, trán, nhức đầu nhiều Đau tai hoặc tai chảy nước

o Sốt cao, đau cơ nhiều, suy kiệt

o Khó thở

o Đau ngực hoặc bụng

o Nôn nặng hoặc dai dẳng

o Sốt và ho trở lại

o Người bệnh dưới 19 tuổi phải dùng aspirin kéo dài

o Người bệnh được nghi ngờ hoặc xác định chắc chắn là Cúm có nguy cơ biến chứng rất cao: trẻ dưới 2 tuổi, người già trên 65 tuổi, phụ nữ có thai, người có bệnh mãn tính và suy giảm miễn dịch

o Viêm xoang cấp

o Viêm tai giữa cấp

o Viêm phổi

Các mẹ lưu ý mức độ nặng nhẹ của cảm cúm để mua thuốc dùng cho đúng nhé: Cảm cúm nhẹ thì chỉ có 3 triệu chứng thôi: hắt hơi,sổ mũi nghẹt mũi và đau đầu nhẹ. Còn khi đã lên tới 6 triệu chứng: Sổ mũi, nghẹt mũi, ho, có đờm, đau họng và đau đầu là đã tiến triển nặng hơn rồi đấy nhé. Đặc biệt lưu ý cho các em bé sơ sinh vì sức đề kháng còn thấp.

Mình cũng bắt đầu hắt hơi, đau nhức mình mẩy và ho rồi đây.huhu